1. ĐIỀU KIỆN DU HỌC NHẬT BẢN VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC

Điều kiện du học Nhật Bản sẽ khác nhau tùy thuộc vào hệ du học mà các bạn đăng ký.
Có 4 hệ du học chính, bao gồm: – Du học hệ THPT – Du học hệ Nhật Ngữ – Du học hệ Đại học, Cao Đẳng – Du học theo các chương trình đặc biệt:
Học bổng điều dưỡng; Học bổng toàn phần của các trường;
Chương trình du học kỹ năng đặc định.
1.1. Điều kiện du học Nhật Bản tự túc bậc THPT
Hiện nay ngày càng có nhiều phụ huynh quyết định cho con đi du học theo hệ THPT. Dưới đây là là các điều kiện cơ bản khi đi du học từ bậc THPT: – Trình độ học vấn: Đã tốt nghiệp THCS tại Việt Nam. Số năm trống không quá 3 năm; – Lý lịch: Không có tiền án tiền sự; không nằm trong danh sách cấm của Cục QLXNC Việt Nam; – Tiếng Nhật: N5 – N3, tùy thuộc khóa học mà học viên đăng ký. – Tài chính: Đảm bảo đủ chi trả chi phí trong suốt quá trình học. Người bảo lãnh có thu nhập ổn định và số dư sổ tiết kiệm theo quy định của CXNC.
1.2. Điều kiện du học hệ Nhật ngữ – Du học Nhật Bản tự túc
Đến hơn 60% DHS du học theo hệ Nhật ngữ. Để học lên cao như Đại học hay Semon hoặc làm việc lâu dài tại Nhật thì việc học trường Nhật ngữ gần như là bắt buộc. Dưới đây là các điều kiện cơ bản để đi du học theo hệ Nhật ngữ: – Trình độ học vấn: Đã tốt nghiệp THPT; hạnh kiểm khá trở lên, điểm trung bình >6.5; số năm trống không quá 3 năm. – Trình độ tiếng Nhật: Tối thiểu là N5. – Lý lịch: Không có tiền án tiền sự; không thuộc diện cấm xuất cảnh của Cục QLXNC Việt Nam. – Tài chính: Người bảo lãnh tài chính có thu nhập ổn định trong 3 năm gần đây. Thu nhập thực nhận từ 300 triệu/năm. Có sổ tiết kiệm tối thiểu theo quy định của CXNC (500 triệu).
1.3. Điều kiện du học Nhật Bản bậc Đại Học – Cao Đẳng
Có 3 con đường chính để vào học bậc Đại học – Cao đẳng tại Nhật Bản, mỗi con đường lại có điều kiện du học khác nhau:
a. Học Đại học sau khi tốt nghiệp THPT tại Nhật Có 3 hình thức để vào đại học tại sau khi học xong THPT ở Nhật Bản:
Trải qua kỳ thi quốc gia “sentashiken” hoặc kỳ thi riêng của trường. Du học sinh quốc tế thành thạo 3 ngoại ngữ sẽ có cơ hội được tuyển thẳng. Hình thức tiến cử “suisen”:
Trường THPT sẽ tiến cử học sinh xuất sắc cho trường (số ít trường).
b. Học Đại học sau khi tốt nghiệp Nhật ngữ
Với các du học sinh đã hoàn thành chương trình học tại trường Nhật ngữ, bạn sẽ thi thêm để đánh giá năng lực tiếng Nhật và kiến thức cơ bản. Nếu điểm chuyên cần và điểm đầu ra cao, bạn sẽ được tiến cử thẳng lên trường CĐ-ĐH mà trường Nhật ngữ liên kết. c. Học Đại học – Cao đẳng hệ tiếng Anh Đây là chương trình học dành riêng cho các du học sinh Nhật Bản người Việt Nam có trình độ tiếng Anh tốt: Tương đương TOEFL iBT >= 61; TOEIC >= 700; IELTS >= 5.5. Chương trình này cho phép học sinh ứng tuyển trường CĐ-ĐH của Nhật ngay tại Việt Nam, không yêu cầu tiếng Nhật đầu vào. Ngoài ra, bạn cũng có thể du học Nhật Bản hệ đại học theo các chương trình học bổng đặc biệt của các trường với các yêu cầu riêng.
1.4. Điều kiện du học Nhật Bản chương trình đặc biệt Là đối tác của rất nhiều trường Nhật ngữ, Đại học tại Nhật; Đông Du C&C luôn có rất nhiều chương trình du học và học bổng đặc biệt.
Điều kiện đi du học ở mỗi chương trình lại khác nhau. Thường sẽ phụ thuộc vào đơn vị cung cấp học bổng.
– Chương trình học bổng toàn phần du học Nhật Bản ngành điều dưỡng (Điều kiện du học có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào đơn vị cấp học bổng)
– Chương trình du học kỹ năng đặc định học 1 năm làm 5 năm (Điều kiện du học thường giống với điều kiện du học hệ Nhật ngữ)
– Chương trình học bổng toàn phần của các trường (Ví dụ: Học bổng Kyoto iUP, học bổng của Nhật ngữ Goto,…):
Điều kiện tùy thuộc vào từng loại học bổng và từng trường.
2. DU HỌC SINH NHẬT BẢN VÀ VIỆC LÀM THÊM.
Các bạn DHS hệ Nhật ngữ và hệ Đại học hoàn toàn có thể làm thêm để có thêm thu nhập, chi trả phí sinh hoạt.
Tuy nhiên, tại Nhật sẽ có các quy định cụ thể cho sinh viên làm thêm mà bạn cần lưu ý.
a. Quy định làm thêm của du học sinh Nhật Bản Để có thể làm thêm tại Nhật, du học sinh cần chú ý 2 điều sau:
Phải có chứng nhận được phép đi làm thêm Chỉ được làm thêm 28 tiếng/tuần.
Tuy nhiên vào kỳ nghỉ thì được phép làm 40 tiếng/ngày. Mức lương tối thiểu một giờ làm thêm ở Nhật dao động theo thành phố, khu vực và tính chất công việc.
Ví dụ như, lương theo giờ ở Tokyo sẽ cao hơn ở Nagoya. Lương làm ca đêm sẽ cao hơn lương làm ban ngày…
b. Những công việc làm thêm phổ biến ở Nhật Dưới đây là một số công việc làm thêm phổ biến của du học sinh:
Dưới đây là một số công việc làm thêm phổ biến của du học sinh: – Nhà hàng: Trong nhà hàng sẽ chia làm 2 bộ phận: キッチン (kitchen, nhà bếp) và ホール (hall, ngoài sảnh) tùy vào trình độ tiếng Nhật của bạn. – Cửa hàng tiện lợi: Để làm ở combini, bạn cần phải có vốn tiếng Nhật đủ giao tiếp và sự linh hoạt. – Siêu thị: Làm ở siêu thị có khá nhiều nét tương đồng với làm việc ở combini. Tuy nhiên, nhân viên siêu thị thường sẽ chỉ chịu trách nhiệm một mảng nhất định; thay vì “ôm đồm” nhiều việc như ở combini. – Phát báo: Công việc này dù lương cao nhưng lại rất vất vả và tốn thời gian cho du học sinh. Các bạn nên lưu ý sắp xếp thời gian hợp lý nếu quyết định làm việc này. – Công việc văn phòng: đối với những bạn vững tiếng Nhật các bạn có thể tìm những công việc làm thêm ở các văn phòng ví dụ như trung tâm hỗ trợ người nước ngoài, văn phòng chuyển tiền,…
3. ƯU ĐIỂM CỦA DU HỌC NHẬT BẢN
Nền giáo dục đạt chất lượng cao của châu Á và thế giới.
Cơ hội tìm kiếm việc làm với thu nhập cao.
Tiết kiệm chi phí học tập và có nhiều chương trình học bổng.
Chính sách xét Visa du học Nhật Bản tương đối thông thoáng cho du học sinh quốc tế.
4. CHI PHÍ DU HỌC NHẬT BẢN Nhìn chung, chi phí sẽ gồm:
Phí dịch vụ làm hồ sơ; Học phí, phí ký túc xá, chi phí sinh hoạt; Phí vé máy bay,…
Phí dịch vụ làm hồ sơ Học phí, phí ký túc xá, chi phí sinh hoạt Chi phí làm visa, vé máy bay và một số khoản chi phí khác,…
Tùy vào từng hệ du học, từng trường và từng khu vực bạn đi du học mà chi phí có sự khác nhau.
5. QUY TRÌNH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC NHẬT BẢN
Hồ sơ đăng kí tham gia chương trình kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản:
5.1. Hồ sơ cá nhân:
Hộ chiếu (còn hạn ít nhất 6 tháng).
Giấy khai sinh (bản sao công chứng).
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản sao công chứng).
Hộ khẩu (bản sao công chứng tất cả các trang).
4 – 8 ảnh thẻ (kích thước 4.5 x 4.5 cm, nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng gần nhất).
5.2. Hồ sơ học vấn: Bằng tốt nghiệp THPT/Đại học/Cao đẳng (bản sao công chứng).
Học bạ THPT/Bảng điểm Đại học/Cao đẳng (bản sao công chứng).
Giấy xác nhận sinh viên (nếu đang học dở dang tại trường Đại học/Cao đẳng tại Việt Nam).
5.3. Hồ sơ chứng minh tài chính: Sổ tiết kiệm tối thiểu 500 triệu VNĐ (mở trước ít nhất 3 tháng).
Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng.
Giấy tờ chứng minh thu nhập của người bảo lãnh (hợp đồng lao động, giấy xác nhận thu nhập, sổ đỏ nhà đất, đăng ký kinh doanh…).
