Đơn hàng xây dựng đi Nhật làm những việc gì?

     Xuất khẩu lao động sang Nhật Bản là một trong những xu hướng đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Bên cạnh các ngành nghề như cơ khí, nông nghiệp, thực phẩm, điện tử thì xây dựng được xem là công việc hấp dẫn với nhiều ưu đãi đặc biệt. Vậy có nên đi đơn hàng xây dựng Nhật Bản hay không? Cùng chúng tôi tìm câu trả lời chính xác trong bài chia sẻ dưới đây

Đơn hàng xây dựng

1.Đặc điểm ngành xây dựng Nhật Bản

     Nhật Bản là một đất nước chịu nhiều thiên tai như lũ lụt, bão, động đất nên việc phục hồi và xây dựng luôn cần thiết. Đó chính là lý do Nhật Bản cần nguồn nhân lực lớn cho ngành xây dựng. Việc người dân trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực, nên tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động nước ngoài.

Xây dựng Nhật Bản

     Ngành xây dựng ở Nhật lượng công việc khá đa dạng, có đến 70% đơn hàng xây dựng Nhật Bản là làm việc ngoài trời như giàn giáo, bê tông, buộc thép,… 30% còn lại làm việc trong nhà như thi công nội thất, đường nước, điện, bả sơn,….

     Tuy không phải làm việc liên tục trong vòng 8 tiếng và có nhiều thời gian nghỉ ngơi giữa giờ làm, nhưng đổi lại công việc không sạch sẽ như trong các công xưởng mà thường tiếp xúc với nhiều khói bụi, vật liệu xây dựng, máy móc,…

     Tuy nhiên người lao động cũng không phải lo lắng vì sẽ được trang bị bảo hộ, chống khói bụi đầy đủ an toàn.

Xây dựng Nhật Bản 1

2. Các công việc chính của Đơn xây dựng Nhật Bản

2.1. Đơn hàng xây dựng ngoài trời

     Đơn hàng Giàn giáo:

    • Lắp ghép, vận chuyển.
    • Tháo dỡ khung nhà.
    • Dào giáo.
    • Cốp pha.
    • Cốt thép công trình.
    • Các công việc liên quan.

     Đơn hàng Lái máy xây dựng:

     Điều khiển các loại máy móc trong xây dựng như lái máy xúc, máy đào, xe ủi,…. để giúp phá dỡ các công trình, đào đất, hay di chuyển vật liệu.

     Đơn hàng Sơn xây dựng:

    • Làm sạch sản phẩm trước khi sơn, pha và phun sơn lên các công trình được giao,…
    • Gia cố các vật liệu chống thấm trên mái nhà, công trình xây dựng, tường gạch, sàn,…

     Đơn hàng Buộc thép:

    Buộc thép cốp pha, dàn giáo, cắt thép và kiểm tra độ chắc chắn của công trình sau khi buộc sắt.

Xây dựng tại Nhật Bản 2

2.2. Đơn hàng xây dựng trong nhà

     Đơn hàng Hoàn thiện nội thất:

    • Làm trần thạch cao.
    • Sơn tường cách nhiệt.
    • Lắp đặt các thiết bị kim loại lắp trong tường, trần nhà.
    • Lát sàn gỗ.
    • Dán giấy tường nhà.
    • Hoàn thiện các mép tường bằng gỗ.
    • Trang trí nhà theo yêu cầu.

     Đơn hàng Mộc xây dựng:

    • Các công việc làm ra sản phẩm đồ gỗ sử dụng trong nhà hoặc văn phòng.
    • Lắp ghép nhà gỗ kiểu Nhật như: lắp ghép bàn, ghế, đồ gia dụng, giường, tủ,…
    • Lắp cầu thang, lắp cửa,…
    • Ốp sàn nhà, ốp tường, ốp trần,…

     Đơn hàng Xây dựng nhà gỗ Nhật Bản:

     Làm các công việc lắp ráp khung nhà tiền chế.

     Đơn hàng lắp đặt điều hòa:

     Lắp đặt, sửa chữa điều hòa tại các hộ gia đình, văn phòng, công sở,…Xây dựng Nhật Bản 3

2.3 Đơn hàng xây dựng tổng hợp

     Phụ trách các công việc cả ngoài trời và trong nhà.

3. Quyền lợi và mức lương của đơn hàng xây dựng Nhật Bản

3.1. Quyền lợi

     – Được đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thân thể, Bảo hiểm thất nghiệp, các phụ cấp ăn ở khác theo quy định của Nhật Bản.

     – Có cơ hội tăng thêm thu nhập từ việc làm thêm, tăng ca.

     – Công nhân công trường tại Nhật làm theo quy định (8h/ngày), được sắp xếp nhà ở đầy đủ tiện nghi và hỗ trợ phương tiện đi lại (không như công nhân xây dựng Việt Nam phải ở trong lán trại tại công trường).

     – Việc đảm bảo an toàn lao động là vấn đề được ưu tiên hàng đầu tại Nhật. Tất cả các công cụ, máy móc được sử dụng trong xây dựng đều theo quy chuẩn an toàn quốc tế và theo đúng quy định an toàn lao động.

3.2. Mức lương tăng cao so với các năm trước

     Mức lương cơ bản của thực tập sinh ngành xây dựng thường rất cao, có thể nói là xây dựng nằm trong top các công việc có mức lương cao nhất khi đi xuất khẩu lao động.

     – Lương cơ bản: trung bình 170.000 Yên/tháng (chưa bao gồm làm thêm).

     – Lương thực lĩnh: tối thiểu 130.000 Yên/tháng (sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm, điện nước, tiền nhà và chưa tính làm thêm).

     – Lương trợ cấp 1 tháng đầu đào tạo khi sang Nhật: 70.000 Yên.Xem thêm: Các bệnh không được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

4. Đối tượng và điều kiện tham gia đơn hàng xây dựng

Đơn hàng xây dựng

4.1. Đối tượng

     – Do tính chất công việc làm xây dựng khá vất vả nên đơn hàng xây dựng chỉ tuyển Nam.

     – Độ tuổi tuyển chọn đơn hàng xây dựng Nhật Bản: thường từ 18 đến 38 tuổi.

4.2. Điều kiện tham gia đơn hàng xây dựng Nhật Bản

     – Chưa từng xin visa đi Nhật Bản.

     – Không có tiền án tiền sự.

     – Đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe theo quy định đi XKLĐ Nhật Bản.

     – Lợi thế của đơn hàng xây dựng Nhật Bản là không yêu cầu cao về ngoại hình, dù bạn thấp hay cao vẫn có thể đi được. Chấp nhận cả các bạn có hình xăm hoặc có chút khiếm khuyết trên cơ thể.

     – Trình độ học vấn khi tham gia đơn hàng xây dựng Nhật Bản: Tốt nghiệp cấp 3 trở lên (có 1 số ngoại lệ chỉ yêu cầu tốt nghiệp cấp 2 nên đây là lợi thế cho các bạn).

     – Chăm chỉ, nhanh nhẹn.

5. Thời hạn và cơ hội việc làm sau khi về nước

5.1. Thời hạn hợp đồng

     Đơn hàng xây dựng Nhật Bản thường có hợp đồng là 3 năm.

     Sau khi hết hợp đồng có thể gia hạn thêm 5 năm hoặc 10 năm theo diện visa kỹ năng đặc định – tokutei.

5.2. Công việc sau khi về nước

     Với tay nghề và kinh nghiệm nhiều năm làm xây dựng tại một đất nước hiện đại và phát triển bậc nhất như Nhật Bản, bạn sẽ được ưu tiên làm việc tại các vị trí quan trọng của những tập đoàn xây dựng hàng đầu Việt Nam. Và mức lương sẽ tương đương hoặc cao hơn mức lương kỹ sư.

     Ngoài ra, với vốn tiếng Nhật tích lũy sau 3 năm sống tại Nhật, bạn có thể làm phiên dịch viên, hoặc các công việc liên quan đến tiếng Nhật tại việt Nam với mức lương cao và chế độ tốt.

6. Lộ trình, hồ sơ tham gia đơn hàng xây dựng Nhật Bản

Bước 1: Khám sức khỏe sàng lọc theo yêu cầu bắt buộc trước khi tham gia thi tuyển

     Kết quả của bước này là Giấy chứng nhận sức khỏe đi Nhật làm việc do một trong số các bệnh viện được chỉ định cấp phép và có hiệu lực trong vòng 3 tháng.

Bước 2: Đăng ký và thi tuyển đơn hàng xây dựng Nhật Bản

     – Khai thông tin cá nhân và đăng ký đơn hàng thi tuyển.

     – Chụp ảnh chân dung.

     – Thi tuyển: Phỏng vấn trực tiếp hoặc online giữa Công ty phái cử và Xí nghiệp, Nghiệp đoàn Nhật Bản. Nội dung thi tuyển: Test IQ, Thi thể lực, Thi tay nghề và Phỏng vấn trực tiếp.

     – Thông báo kết quả: Nếu trúng tuyển bạn sẽ bắt đầu nộp hồ sơ và học tiếng Nhật tại trung tâm.

Bước 3: Khóa đào tạo cho ứng viên đi đơn hàng xây dựng Nhật Bản

     – Nội dung đào tạo:

        + Đào tạo về văn hóa, tác phong ứng xử trong môi trường làm việc.

        + Đào tạo tiếng Nhật: kỹ năng nghe, nói, đọc, viết áp dụng trong môi trường làm việc.

        + Đào tạo nghề nghiệp chuyên ngành xây dựng.

     – Thời gian đào tạo: từ 4-6 tháng.

Bước 4: Hoàn thành hồ sơ và xuất cảnh

     Mọi thủ tục về hồ sơ sẽ do phía công ty phái cử hoàn thiện. Hồ sơ Thực tập sinh cần nộp bao gồm:

Đơn hàng xây dựng 3

Bước 5: Sang Nhật làm việc và hoàn thành theo hợp đồng

     – Đầu tiên khi bạn mới sang Nhật sẽ được học 1 tháng tại nghiệp đoàn:

        + Học về luật lao động và luật nhập cảnh của Nhật Bản: bảng lương, hợp đồng, điều kiện lao động, luật pháp Nhật Bản.

        + Học về các quy định về luật lệ giao thông, cách phòng trị bệnh, cách phân loại rác, học về những điểm chú ý cho trường hợp khẩn cấp,…

        + Bổ túc thêm trình độ tiếng Nhật.

        + Làm các loại thủ tục, giấy tờ cần thiết.

     – Hoàn thành hợp đồng sau 3 năm:

        + Sau khi kết thúc hợp đồng người lao động sẽ nhận được Giấy xác nhận hoàn thành chương trình Thực tập sinh do tổ chức OTIT cấp.

       + Người lao động được nhận các khoản sau khi hoàn thành về nước: Nhận thêm tiền Nenkin: Là khoản tiền bảo hiểm được hoàn lại sau khi thực tập sinh kết thúc hợp đồng về nước. Thường từ 70-120 triệu đồng tùy thuộc vào số tiền thuế thực tập sinh đã đóng khi làm việc tại Nhật (theo từng ngành nghề khác nhau). Tiền hoàn một phần thuế đã đóng trong suốt thời gian làm việc tại Nhật.

7. Chi phí tham gia đơn hàng xây dựng

Chi phí đi đơn hàng xây dựng Nhật Bản bao gồm:

  • Phí khám sức khỏe
  • Phí đào tạo
  • Phí xuất cảnh
  • Chi phí khác

8. Những khó khăn của ngành xây dựng ở Nhật

     Nếu chỉ khen không thì có lẽ người lao động sẽ quá tin vào tương lai màu hồng, trên thực tế thì bất cứ công việc nào cũng đều có 2 mặt.

     Ưu điểm có thì nhược điểm cũng có, đối với lao động thuộc ngành xây dựng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ gặp phải 1 số nhược điểm như:

        – Nếu chọn các đơn hàng làm việc ngoài trời thì sẽ chịu ảnh hưởng của thời tiết.

     – Tùy vào đơn hàng mà việc sẽ nặng hoặc nhẹ, nếu là đơn hàng giàn giáo thì cần người có sức khỏe tốt.

     – Mặc dù có trang thiết bị bảo hộ lao động, nhưng xây dựng vẫn là một công việc khá nhiều rủi ro.

     Nếu thực tập sinh không may mắn thì có thể sẽ gặp phải công ty không tốt, ép người lao động làm việc trong điều kiện thời tiết xấu, mắng mỏ – thậm chí là đánh người.

     Tuy nhiên trường hợp này không xảy ra nhiều, và nếu thực tập sinh báo lên nghiệp đoàn hoặc tổ chức OTIT thì công ty sẽ bị đóng cửa.

     Hy vọng trong bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hơn về công việc xây dựng tại Nhật Bản, từ đó bớt nghi hoặc và sợ hãi. Liên hệ ngay với Đông Du C&C để đăng ký đơn hàng đi Nhật phù hợp với bạn ngay nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *